Thông báo V/v Hướng dẫn tổ chức Đại hội Chi đoàn năm học 2023 – 2024

Căn cứ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn ban hành, Ban Thường vụ Đoàn trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế hướng dẫn tổ chức Đại hội Đoàn các đơn vị, cụ thể như sau:

  1. TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI:
  2. Chi đoàn Sinh viên: Các chi đoàn – lớp Đại hội đoàn viên, thống nhất tên gọi là: Đại hội Chi đoàn – Lớp (ghi tên lớp)…, nhiệm kỳ 2023-2024, địa danh và thời gian tổ chức Đại hội.
  3. Chi đoàn CBGV tổ chức Đại hội (nếu có) thống nhất tên gọi là: Đại hội Chi đoàn CBGV Khoa (ghi tên khoa)…, nhiệm kỳ 2023-2024, địa danh và thời gian tổ chức Đại hội. Nếu có nhân sự Ban Chấp hành mới thì hiệp thương để kiện toàn.
  4. THỜI GIAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI
  5. Chi đoàn Sinh viên: Liên Chi đoàn lên kế hoạch đại hội cho các chi đoàn/lớp. Trong quá trình triển khai, Liên Chi đoàn cần báo cáo với Chi ủy/BCN khoa và trao đổi thống nhất với giáo viên CVHT của các lớp. Các chi đoàn/lớp năm thứ nhất và năm cuối không tổ chức đại hội, tiến hành hiệp thương BCH Chi đoàn và BCS Lớp. Các chi đoàn hoàn thành đại hội hoặc hiệp thương trước 06/11/2023.
  6. Chi đoàn CBGV các khoa hoàn thành Đại hội (nếu có) hoặc hiệp thương để kiện toàn Ban Chấp hành Chi đoàn mới và gửi hồ sơ về văn phòng Đoàn trước 08/11/2023.
  7. Liên Chi đoàn các Khoa có thay đổi nhân sự Ban Chấp hành LCĐ thì tổ chức hiệp thương và hoàn thành hồ sơ gửi về văn phòng Đoàn trước 10/11/2023.

III. CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI

1.1. Đại biểu mời:

– Đại diện BCN Khoa

– Đại diện BCH Liên Chi đoàn

– Đại diện của BCH các Chi đoàn (cùng ngành, cùng khoa)

– GV Cố vấn học tập                             

1.2. Đại biểu tham dự đại hội: Tất cả đoàn viên sinh viên của Lớp/Chi đoàn.

  1. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI:
  2. Chuẩn bị các văn bản của Đại hội:

1.1. Báo cáo Đại hội:

Báo cáo Đại hội là nội dung chính và quan trọng hàng đầu của Đại hội. Do đó cần phải được chuẩn bị tốt và bảo đảm đúng quy trình nguyên tắc của Đại hội Đoàn.
Cách viết một báo cáo Đại hội Đoàn như sau:

– Tiêu đề báo cáo: Nếu chi đoàn có Ban chấp hành (BCH) thì ghi tiêu đề là: Báo cáo của BCH chi đoàn ………… (tên lớp/chi đoàn) tại Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2024; Nếu chi đoàn không có BCH thì ghi tiêu đề là: Báo cáo của chi đoàn …(tên lớp/chi đoàn) tại Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2024.

– Bố cục báo cáo có 2 phần chính: Phần đánh giá tình hình công tác Đoàn và phong trào sinh viên nhiệm kỳ qua (2022 – 2023); Phần phương hướng nhiệm kỳ tới (2023 – 2024). Nếu chi đoàn có BCH nên gắn luôn phần kiểm điểm BCH thành một mục trong phần đánh giá tình hình.

– Cơ cấu báo cáo cần bảo đảm cân đối giữa phần đánh giá tình hình và phần phương hướng, tránh tình trạng phần đánh giá thì dài mà phương hướng lại ngắn.

Cách viết từng phần cơ bản như sau:

* Phần đánh giá tình hình:

+ Tình hình đặc điểm của đơn vị.

+ Tình hình đoàn viên và đặc điểm của đơn vị.

+ Kết quả đạt được trên các mặt chính, bao gồm: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng; các phong trào hành động cách mạng; công tác cũng cố, xây dựng tổ chức. Tập trung đánh giá kết quả thực hiện nổi bật của Chi đoàn/Lớp trong thời gian qua.

+ Nêu những hạn chế, tồn tại, yếu kém, khuyết điểm và những kinh nghiệm.

* Phần phương hướng và nhiệm vụ: Cách viết cũng theo từng mặt công tác nói trên nhưng không nên dàn trải mà cần có trọng tâm, xây dựng được mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu và đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả.

1.2. Diễn văn khai mạc Đại hội:

Nội dung của một bài khai mạc Đại hội phải cần có những nội dung cơ bản sau đây:

+ Những căn cứ tiến hành Đại hội (thường gọi là tuyên bố lý do).

+ Giới thiệu đại biểu.

+ Những nhiệm vụ chính của Đại hội.

+ Nêu trách nhiệm, ý thức của đại biểu Đại hội.

+ Tuyên bố khai mạc Đại hội.

1.3. Diễn văn bế mạc:

Cần có các ý chính sau: Khái quát tinh thần và kết quả các nội dung công việc đã làm được của Đại hội; Kêu gọi tinh thần của đoàn viên, sinh viên ra sức thi đua thực hiện nghị quyết Đại hội; Cám ơn sự quan tâm chỉ đạo của Chi ủy/BCN Khoa; BCH Liên Chi đoàn, giáo viên cố vấn học tập, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các chi đoàn bạn đối với Đại hội.

1.4. Nghị quyết Đại hội:

Nghị quyết Đại hội khác với biên bản Đại hội. Nghị quyết Đại hội là văn bản ghi tóm tắt những nội dung chính sau đây:

+ Thời gian diễn ra Đại hội.

+ Đại hội đã thống nhất báo cáo của BCH chi đoàn trình Đại hội.

+ Đại hội nhấn mạnh hoặc bổ sung những vấn đề gì.

+ Đại hội xác định những mục tiêu, chỉ tiêu nào.

+ Đại hội giao cho BCH khóa mới hoàn chỉnh theo tinh thần thảo luận của Đại hội và triển khai thực hiện nghị quyết.

+ Đại hội cảm ơn sự chỉ đạo của Chi ủy/BCN Khoa; BCH Liên Chi đoàn, giáo viên cố vấn học tập; sự giúp đỡ, hỗ trợ của các chi đoàn trong Liên Chi đoàn; Đại hội kêu gọi toàn thể đoàn viên, sinh viên của Chi đoàn quyết tâm nổ lực, thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội.

Ngoài báo cáo, diễn văn khai mạc, bế mạc, văn bản trong Đại hội chi đoàn cần chuẩn bị gồm: Chương trình Đại hội, biên bản kiểm phiếu, vv…

  1. Chuẩn bị nhân sự BCH, Bí thư, Phó bí thư:

2.1. Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành các cấp:

Nhân sự Ban Chấp hành chi đoàn phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Quy chế cán bộ Đoàn, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:

– Có đạo đức và năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân công; am hiểu và gắn bó với đoàn viên, sinh viên, có khả năng đối thoại và định hướng cho sinh viên.

– Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.

– Có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động đoàn viên, sinh viên cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.

Đối với nhân sự dự kiến bầu giữ các chức danh trong Ban Chấp hành, thực hiện theo tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh theo Quy chế cán bộ Đoàn.

2.2. Phương pháp, quy trình chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành:

– Ban Chấp hành đương thời cần thiết họp lớp/Chi đoàn để đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua, từ đó rút ra những kinh nghiệm, những cơ sở để cụ thể hoá tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của Ban Chấp hành khoá mới.

– Xây dựng và hướng dẫn tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành và nêu những yêu cầu cần thiết của BCH khóa mới.

– Tổng hợp danh sách nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành khóa mới, lập hồ sơ để trình với giáo viên cố vấn học tập và thông qua BCH Liên Chi đoàn.

– Đối với các trường hợp tự ứng cử, hồ sơ ứng cử phải gửi cho Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chậm nhất 07 ngày trước ngày khai mạc Đại hội.

– Hoàn chỉnh danh sách dự kiến bầu vào Ban Chấp hành khoá mới (kể cả trích yếu lý lịch của từng nhân sự) để Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu hoặc cung cấp khi Đại hội yêu cầu.

– Chuẩn bị phiếu bầu danh sách BCH khóa mới sau khi danh sách đã được các đơn vị thông qua.

2.3. Về số lượng ủy viên BCH đối với cấp chi đoàn; chi đoàn cán bộ giáo viên:

– Có dưới 9 đoàn viên: Có Bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 Phó Bí thư.

– Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có 3 uỷ viên, trong đó có 01 Bí thư; 01 Phó Bí thư và 01 Ủy viên BCH.

  1. Tổ chức hội nghị BCH hoặc toàn thể chi đoàn lần cuối để thống nhất nội dung, công việc Đại hội:

    Vì BCH là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ Đại hội nên trước khi Đại hội nhất thiết phải họp BCH hoặc họp toàn thể chi đoàn để thông qua các nội dung, chương trình, điều kiện tiến hành Đại hội.

Nội dung hội nghị gồm: Thông qua dự thảo báo cáo Đại hội; dự kiến nhân sự BCH khóa mới; chương trình Đại hội; dự kiến chủ tịch; thư ký Đại hội; phân công điều hành Đại hội và các công việc khác cần thiết trong Đại hội.

Lưu ý: 

– Số lượng chủ tịch Đại hội (thường gọi là chủ tọa), tùy theo số lượng đoàn viên, chi đoàn dưới 15 đoàn viên chỉ cần 01 người; trên 15 đoàn viên có thể bố trí 3 hoặc 5 người. (Không được bố trí chủ tịch Đại hội = 2 hoặc 4 người)

– Thư ký Đại hội bố trí 01 – 03 người vừa ghi biên bản vừa dự thảo và trình bày nghị quyết Đại hội.

  1. Duyệt Đại hội:

Sau khi họp BCH lần cuối, Bí thư phải chuẩn bị kỹ các nội dung sau đây để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên CVHT và BCH Liên Chi đoàn:

+ Toàn văn báo cáo Đại hội.

+ Chương trình Đại hội.

+ Danh sách trích ngang dự nguồn nhân sự BCH Chi đoàn, trong đó nêu rõ từng chức danh dự kiến.

Khi duyệt Đại hội, nếu cơ bản thống nhất như dự kiến của chi đoàn thì không cần họp chi đoàn. Nếu có ý kiến khác, nhất là về nhân sự thì phải họp BCH hoặc chi đoàn để thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của GV CVHT và Liên Chi Đoàn.

  1. Trang trí Đại hội:

Trang trí Đại hội chi đoàn cần được coi trọng để thể hiện tính nghiêm túc của tổ chức Đoàn. Trường hợp có hội trường, cách thức trang trí như sau:

– Trên cùng có khẩu hiệu: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.

– Phông chính giữa: (nhìn từ dười lên), bố trí như sau: Ở giữa là tượng, hoặc ảnh Bác Hồ. Bên trái trên ảnh (hoặc tượng) là cờ Đảng; bên phải ảnh (hoặc tượng) Bác là cờ Tổ quốc (nếu có cờ xếp thì búa liềm thay cờ Đảng, sao vàng thay cờ tổ quốc). Bên phải (treo thấp hơn) là huy hiệu Đoàn (hay cờ Đoàn).

– Phía dưới phông trang trí bố trí bàn chủ tọa chính giữa, bàn thư ký.

– Đại biểu ngồi dưới nhìn lên, không được bố trí ngồi theo hình chữ U. Dù trong điều kiện phòng họp không phù hợp cũng phải vận dụng bố trí ngồi sao cho cùng một hướng.

Trường hợp không có hội trường thì tổ chức tại phòng học, đảm bảo trang trí như sau:

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ NHẤT THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐÚNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠI HỘI
  2. Quy trình bầu cử Ban Chấp hành khóa mới:

– Đoàn Chủ tịch Đại hội trình bày Đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới. Đại hội thảo luận Đề án (về yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành) và biểu quyết số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.

– Đại hội tiến hành ứng cử, đề cử nhân sự bầu vào Ban Chấp hành khoá mới.

– Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách nhân sự ứng cử, đề cử và nhân sự xin rút; xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên khỏi danh sách bầu cử (trường hợp Đoàn Chủ tịch còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, có thể xin ý kiến của Đại hội để tham khảo); lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử; chuẩn bị phiếu bầu cử.

– Trường hợp nếu đã thống nhất danh sách bầu BCH trong phiên đại hội trù bị thì đến phiên chính thức chỉ cần thông qua danh sách, bầu Ban kiểm phiếu để tiến hành bầu cử.

– Bầu Ban Kiểm phiếu: Ban kiểm phiếu là người không thuộc danh sách bầu cử, nên có 01 trưởng ban và các ủy viên.

– Sau đó Ban Kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, nguyên tắc bầu cử, điều kiện trúng cử; hướng dẫn cách bỏ phiếu; kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu.

– Đại hội tiến hành bầu cử; Ban Kiểm phiếu kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo Đại hội.

– Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử.

  1. Về bầu có số dư và bầu tròn:

2.1. Về bầu có số dư

Đối với các chi đoàn có số lượng hơn 09 đoàn viên, danh sách bầu Ban Chấp hành phải nhiều hơn số lượng cần bầu, cụ thể:

– Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chuẩn bị danh sách nhân sự giới thiệu bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới có số lượng nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít nhất 15%. Nhân sự giới thiệu bầu phải đảm bảo tiêu chuẩn; nếu trúng cử Ban Chấp hành khóa mới có thể phân công đảm nhận ngay nhiệm vụ trong Ban Chấp hành.

– Chốt danh sách bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phải có số lượng nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít nhất 15%.

2.2. Bầu tròn: Trường hợp chi đoàn có số đoàn viên dưới 09 thì bầu 01 Bí thư và có thể giới thiệu 01 người để bầu tròn.

  1. Việc bầu cử BCH:

– Theo điều lệ Đoàn quy định, việc bầu cử BCH, bầu Bí thư, Phó bí thư nhất thiết phải bầu bằng bỏ phiếu kín.

– Do đó, Đại hội chi đoàn bầu BCH hoặc bầu Bí thư, Phó bí thư đều phải bầu bằng bỏ phiếu kín.

– Đối với Đại hội chi đoàn bầu BCH thì bầu BCH trước, sau đó BCH họp phiên thứ nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư.

– Đối với chi đoàn chỉ bầu Bí thư và Phó bí thư thì Đại hội bầu xong Bí thư, bầu tiếp Phó bí thư. (không nên bầu Bí thư và Phó bí thư trong 1 phiếu bầu)

– Đối với những chi đoàn đạt loại khá trở lên, nếu được Đại hội tán thành, được cấp ủy và Đoàn cấp trên đồng ý cho phép bầu Bí thư chi đoàn trực tiếp tại Đại hội thì có 2 hình thức bầu cử như sau:

+ Bầu BCH xong, bầu Bí thư trong số ủy viên BCH đó.

+ Bầu Bí thư trước, sau đó bầu Phó Bí thư, UV BCH là còn lại.

  1. Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:

Đối với chi đoàn, phiếu bầu cử thường dùng bằng phiếu viết tay, nên hướng dẫn như sau:

4.1. Phiếu hợp lệ:

– Là phiếu do Ban tổ chức Đại hội chi đoàn phát ra.

– Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng định bầu.

(Ví dụ: Danh sách bầu cử có 5 người để chọn 3 người thì viết tên 3 người trong danh sách đó, hoặc chỉ viết tên 1 người cũng được coi là phiếu hợp lệ).

– Phiếu viết rõ ràng tên người bầu, không có ký tên, không đánh dấu ký hiệu.

– Phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có 1 người thì bỏ phiếu trắng (không ghi tên trong phiếu bầu) vẫn được coi là phiếu hợp lệ. (Ví dụ: Bầu Bí thư hay Phó bí thư, danh sách bầu cử có 1 người thì phiếu trắng vẫn được coi là hợp lệ).

4.2. Phiếu không hợp lệ:

Có 6 trường hợp dưới đây được coi là phiếu không hợp lệ:

– Phiếu không do Ban kiểm phiếu phát ra (phiếu giả).

– Phiếu bầu thừa so với số lượng định bầu.

– Phiếu bầu không rõ tên ai (Viết sai tên hoặc sai lỗi chính tả mà Ban kiểm phiếu không xác định rõ bầu ai).

– Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử.

– Phiếu không bầu ai cả (gọi là phiếu trắng). Trường hợp danh sách bầu cử chỉ có 1 người thì được coi là hợp lệ.

– Phiếu ký tên, đánh dấu ký hiệu, phiếu viết chung chung, như: Tôi nhất trí bầu toàn bộ danh sách vv…

 

– Cách tính kết quả bầu cử:

Người trúng cử phải có số phiếu được bầu hợp lệ quá 1/2 so với số người tham gia bầu cử (tính theo số phiếu thu vào, nhưng phải tính từ cao xuống thấp).

Ví dụ: Chi đoàn có 20 đoàn viên. Dự Đại hội có 19 đoàn viên tham gia bầu cử. Danh sách bầu cử có 5 người; số lượng BCH định bầu là 3 người.

Kết quả kiểm phiếu là:

Số phiếu phát ra = 19; số phiếu thu vào 18. (vì có thể 1 đoàn viên nhận phiếu nhưng vì lý do đột xuất nào đó lại không bỏ).

Số phiếu hợp lệ =16; phiếu không hợp lệ = 2

Như vậy, người trúng cử phải có số phiếu hợp lệ ghi tên người đó tối thiểu phải có 10/18. Còn phiếu không hợp lệ có ghi tên ai thì cũng không được tính. Tuy vậy, phiếu không hợp lệ vẫn có ảnh hưởng tới kết quả vì nó vẫn nằm trong tổng số để tính tỷ lệ. (Ví dụ có người được 10 phiếu bầu nhưng lại nằm ở 2 phiếu không hợp lệ thì chỉ được (tính 8/18 phiếu, như vậy không trúng cử).

Tuy nhiên, dù được 10/18 phiếu bầu, nhưng cũng có thể không trúng cử khi thứ tự số phiếu của người này dưới số lượng định bầu. (ví dụ: Danh sách bầu của 5 người để lấy 3 người. Mặc dù đã trúng quá 1/2 (10/18) nhưng lại xếp thứ 4 nên vẫn không trúng cử).

– Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội quyết định.

– Nếu đại hội tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Báo cáo với GV CVHT và Liên Chi đoàn trực tiếp quyết định.

  1. TRÌNH TỰ ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN:

+ Ôn định tổ chức; Báo cáo kiểm tra tư cách đại biểu.

+ Nghi lễ chào cờ (hát Quốc ca, và bài ca chính thức của Đoàn: Bài Thanh niên làm theo lời Bác – Nhạc là lời: Hoàng Hòa) (Dẫn chương trình).

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Dẫn chương trình).

+ Bầu chủ tịch Đại hội và giới thiệu thư ký. (Bầu bằng biểu quyết giơ tay, Dẫn chương trình).

+ Đọc báo cáo Đại hội và phương hướng nhiệm kỳ đến (do Bí thư trình bày, trường hợp đặc biệt có thể Phó bí thư nhưng phải là chủ tịch Đại hội).

+ Đại hội thảo luận báo cáo và phương hướng đại hội.

+ Đại biểu chi ủy và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến chỉ đạo. (Cấp ủy phát biểu trước, Đoàn cấp trên phát biểu sau. Mỗi ý kiến phát biểu xong, Bí thư chi đoàn đáp từ từng người một).

+ Tổng kết phần thảo luận của chi đoàn.

+ Bầu BCH khóa mới (hướng dẫn cụ thể ở tiểu mục 1, mục IV)

+ BCH mới ra mắt nhận nhiệm vụ.

+ Thông qua nghị quyết Đại hội.

+ Chủ tịch Đại hội lấy biểu quyết nghị quyết.

+ Bế mạc.

+ Chào cờ bế mạc (không hát quốc ca và đoàn ca)

Lưu ý: Để tạo không khí tươi trẻ, cần bố trí văn nghệ trước khi bắt đầu hoặc xen kẽ trong chương trình Đại hội.

VII. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI VÀ SAU ĐẠI HỘI

  1. Phương pháp điều hành bầu cử BCH:

Khi Đại hội chuyển sang phần bầu cử BCH, Bí thư là người điều hành phải công bố BCH cũ hết nhiệm kỳ, báo cáo tiêu chuẩn, dự kiến cơ cấu, số lượng BCH khóa mới. Lấy biểu quyết Đại hội về số lượng BCH (không lấy biểu quyết cơ cấu và tiêu chuẩn). Sau đó tiến hành ứng cử, hết ứng cử chuyển sang đề cử.

* Lưu ý:

– Những đoàn viên vắng mặt có lý do thì đại biểu của Đại hội vẫn có quyền đề cử người đó vào BCH và bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.

– Khi người được đề cử có ý kiến rút tên khỏi danh sách đề cử (hoặc người đề cử xin rút ý kiến đề cử người vắng mặt) thì việc rút tên hay không rút tên khỏi danh sách bầu cử sẽ do chủ tịch Đại hội hội ý và thông báo. Nếu chủ tịch Đại hội có 1 người thì cần xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên. Việc cho rút tên hay không cho rút không cần phải lấy biểu quyết Đại hội.

– Chỉ nên cho rút những người ngoài nguồn nhân sự chuẩn bị của BCH khóa củ. Tuy nhiên những người trong nguồn vẫn cố ý xin rút thì xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên.

– Sau khi chốt danh sách ứng cử, đề cử, phải lấy biểu quyết Đại hội về danh sách bầu cử. Sau đó chủ tịch Đại hội dự kiến lập Ban kiểm phiếu và lấy biểu quyết Đại hội về Ban kiểm phiếu.

– Ban kiểm phiếu làm việc, chủ tịch Đại hội nên rời vị trí chuyển xuống dưới cùng ngồi với đại biểu.

– Ban kiểm phiếu thông báo nguyên tắc, thể lệ bầu cử, nói rõ như thế nào là phiếu hợp lệ, không hợp lệ để đại biểu khỏi mắc phải, thực hiện việc phát phiếu, sau đó thu phiếu. Đại biểu bỏ phiếu xong, kiểm tra lại để thông báo với Đại hội về tổng số phiếu phát ra, phiếu thu vào, sau đó mang phiếu đến nơi khác kiểm phiếu. Kiểm phiếu xong trở lại thông báo kết quả bầu cử.

  1. Các bước thực hiện sau Đại hội:

– BCH mới họp phiên thứ nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư và phân công nhiệm vụ đối với từng ủy viên. (cuộc họp này phải mời cấp ủy và Đoàn cấp trên dự chỉ đạo)

– Gửi hồ sơ lên BCH Liên Chi đoàn cấp trên để Liên Chi đoàn gửi Đoàn Trường công nhận BCH. Hồ sơ gồm: Biên bản Đại hội; Biên bản kiểm phiếu bầu BCH; Biên bản họp phiên thứ nhất của BCH và biên bản kiểm phiếu bầu Bí thư và Phó bí thư; danh sách trích ngang BCH.

– BCH và các chức danh mới được bầu có quyền điều hành công việc ngay sau khi được phân công và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Đoàn cấp trên.

  1. Ra quyết định công nhận BCH Chi đoàn

– Sau khi có kết quả đại hội của các chi đoàn, BCH Liên Chi đoàn tổng hợp danh sách các BCH Chi đoàn gửi BCH Khoa và Đoàn Trường. Thời gian: hạn cuối 16h ngày 10/11/2023.

– Đoàn Trường sẽ ra quyết định công nhận BCH chi đoàn khi các Liên Chi đoàn gửi đầy đủ hồ sơ lên văn phòng Đoàn.

Trong quá trình triển khai có gì vướng mắc, các đồng chí Bí thư Liên Chi đoàn liên hệ với đồng chí Hoàng Hữu Tình, điện thoại 0987960907 để được hướng dẫn.

 Link tải hồ sơ Đại hội Chi đoàn/Lớp nhiệm kỳ 2023-2024:

https://drive.google.com/drive/folders/13-c7Q-62mShwfrQDCmTMXM7TCDPhxP-P

hoặc quét mã QR